Các đơn vị hành chính Hành_chính_Việt_Nam_thời_Bắc_thuộc_lần_1

Vị trí các quận trực thuộc bộ Giao Chỉ trên đất Lĩnh Nam, bao gồm: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân

Quận Nam Hải

Quận Nam Hải thời Hán gồm có 6 huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽) với 19.613 hộ - 94.253 người.

Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.

Quận trị Nam Hải đặt tại huyện Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Quận Uất Lâm

Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞) với 12.415 hộ - 71.162 người.

Uất Lâm thời Hán được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.

Quận trị Uất Lâm đặt tại huyện Bố Sơn, nay là địa cấp thị Quý Cảng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Quận Thương Ngô

Quận Thương Ngô thời Hán gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵) với 24.379 hộ - 146.160 người.

Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thị xã Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.

Quận trị Thương Ngô đặt tại huyện Quảng Tín, nay là thành phố Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây hoặc huyện Phong Khai thuộc địa cấp thị Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Quận Hợp Phố

Quận Hợp Phố thời Tây Hán gồm có 5 huyện: Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Hợp Phố (合浦), Lâm Doãn (臨允), Chu Lô (硃盧) với 15.398 hộ - 78.980 người. Thời Đông Hán gồm 5 huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖) với 23.121 hộ - 86.617 người.

Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.

Quận trị Hợp Phố đặt tại huyện Từ Văn, nay là thị xã Lôi Châu thuộc địa cấp thị Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Quận Giao Chỉ

Vị trí, dân số

Quận Giao Chỉ thời Hán được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:

  1. Góc miền núi tây bắc ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán.
  2. Góc tây nam Ninh Bình thuộc về huyện Vô Công, quận Cửu Chân
  3. Vùng duyên hải từ tỉnh Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khi đó chưa được bồi đắp thành đất liền (vẫn là biển)[5].

Theo Hán thư, quận Giao Chỉ thời Hán có 92.440 hộ - 746.237 người[6][7].

Các huyện

Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) như sau[8]:

  1. Liên Lẩu (羸婁 hoặc 羸𨻻 hoặc 𨏩𨻻): tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này hay bị dịch lầm là "Luy Lâu" hoặc "Liên Lâu".
  2. An Định (安定): tương đương miền Hải DươngHưng Yên, ở giữa sông Thái Bìnhsông Hồng.
  3. Câu Lậu (苟漏 hoặc 笱屚 hoặc 句屚): tương đương tỉnh Nam ĐịnhNinh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển, chưa được bồi đắp.
  4. Mê Linh (麊泠 hoặc 麋泠): gồm khu vực tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái.
  5. Khúc Dương (曲昜): tương đương huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông TriềuQuảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
  6. Bắc Đái (北帶): tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.
  7. Kê Từ (稽徐): tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
  8. Tây Vu (西于): tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình.
  9. Long Uyên (龍淵): Tức Long Biên (龍編) về sau, tới thời thuộc Đường kiêng húy Đường Cao Tổ là Lý Uyên (李淵) mới đổi là Long Biên. Địa bàn tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế VõYên Phong tỉnh Bắc Ninh trở lên phía bắc, bao gồm cả các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là huyện lớn nhất mà các đời sau còn chia tách để lập ra các quận, huyện khác.
  10. Chu Diên (朱鳶): tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.

Quận trị Giao Chỉ lần lượt ở Mê Linh, Luy LẩuQuảng Tín.

Quận Cửu Chân

Vị trí, dân số

Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay[9].

Quận Cửu Chân thời Hán có 35.743 hộ - 166.013 người[6].

Các huyện

Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau[10]:

  1. Vô Thiết (無切): tương đương với Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình hiện nay.
  2. Vô Biên (無編): tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
  3. Tư Phố (胥浦): địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ An
  4. Cư Phong (居風): tương đương phía tây nam tỉnh Thanh Hóa
  5. Dư Phát (餘發): tương đương các huyện Nga SơnHậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
  6. Đô Lung (都龐): tương đương vùng thượng lưu sông Mã
  7. Hàm Hoan (咸驩 hoặc 咸懽 hoặc 鹹驩): tương đương Nghệ AnHà Tĩnh, là huyện lớn nhất ở cực nam Cửu Chân. Trước khi mở đất Nhật Nam, đây là huyện cực nam trong vùng cai trị của nhà Hán.

Quận Nhật Nam

Vị trí, dân số

Quận Nhật Nam do nhà Hán mở rộng xuống phía nam quận Cửu Chân, sau khi diệt Nam Việt. Quận Nhật Nam còn có tên là "Nhật Nam đình" (日南亭) trong 15 năm dưới thời nhà Tân (8-23) khi Vương Mãng tiến hành cải cách hành chính. Vị trí Nhật Nam thời Hán được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay[11].

Quận Nhật Nam thời Hán có 15.460 hộ - 69.485 người[6].

Các huyện

Quận trị Nhật Nam tại huyện Tây Quyển. Nhật Nam gồm có 5 huyện như sau[12]:

  1. Tây Quyển (西卷): vùng sông Gianh, bắc Quảng Bình.
  2. Chu Ngô (硃吾): khoảng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
  3. Lô Dung (盧容): miền Thừa Thiên, lưu vực sông Hươngsông Bồ.
  4. Ty Ảnh (比景): nam Quảng Bình, khoảng từ sông Nhật Lệ đến sông Bến Hải.
  5. Tượng Lâm (像林): từ đèo Hải Vân đến mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên).

Bốn quận Hợp Phố, Thương Ngô, Uất LâmNam Hải cũng thuộc nước Nam Việt thời nhà Triệu và trực thuộc bộ Giao Chỉ thời Tây Hán và Đông Hán nhưng lãnh thổ đều nằm bên ngoài Việt Nam hiện nay.